Banner

Cách xử lý nước máy để nuôi cá

Hiện nay,  việc nuôi cá cảnh bằng nước máy là thú vui của rất nhiều người dân sống tại các thành phố. Tuy nhiên, việc nuôi cá cảnh không phải là chuyện đơn giản, mà nó đòi hỏi người chơi cá phải có kỹ thuật. Để có được một bể cá cảnh đẹp trong nhà cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng, bao gồm việc lựa chọn cá cảnh phù hợp, xây bể cá, sử dụng các thiết bị máy móc hỗ trợ và xử lý nước để nuôi cá cảnh giúp tạo môi trường sống tốt nhất cho cá. Với cách xử lý nước máy để nuôi cá được TABICO trình bày dưới đây sẽ giúp việc nuôi cá trở nên đơn giản và dễ dàng hơn cho người chơi cá. 

Đặc điểm nguồn nước máy nuôi cá cảnh

xử lý nước máy nuôi cá cảnh

Dùng nước máy để nuôi cá tưởng chừng đơn giản nhưng khó có kết quả tốt, bởi cá cảnh là loài cá dễ chết khi thay đổi môi trường sống hoặc sống trong môi trường chứa tạp chất độc hại.

  • Nước máy tuy đã được xử lý nhưng vẫn còn tồn dư ít tạp chất, kim loại nặng và đặc biệt là mùi clo và  Flo dư. Như thống kê, đến 95% nuôi cá cảnh bằng nước máy bị chết là do clo và lo dư thừa trong nước máy.

  • Ngoài ra, nồng độ pH cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh và phát triển của cá. Cá cần môi trường có pH ổn định để phát triển tốt, trung bình từ 7 - 7.5. Nếu pH của nước quá cao hoặc quá thấp, cá có thể bị stress và chết.

  • Và cuối cùng là nhiệt độ của nước nuôi cá cũng không kém phần quan trọng. Tùy vào mỗi loại cá mà có môi trường nhiệt độ sống khác nhau, thông thường nhiệt độ của nước nuôi cá ở khoảng 27-28 độ C. Nếu Nhiệt độ quá thấp sẽ làm giảm quá trình trao đổi chất và ức chế sự phát triển của cá. Nhiệt độ quá cao cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cá. Khi nhiệt độ quá cao, nồng độ oxy trong nước sẽ giảm, gây khó khăn trong quá trình hô hấp của cá và dẫn đến cá chết.

Vậy, vấn đề đặt ra là cách khử nước máy để nuôi cá cảnh như thế nào để cá sống khỏe mạnh mà không bị chết. Chúng ta tham khảo một số cách xử lý nước máy dưới đây nhé.

Cách xử lý nước máy để nuôi cá cảnh

thuốc khử clo trong nước

thuốc khử clo trong nước.

Để nuôi cá bằng nước máy khỏe mạnh, không bị chết, chúng ta cần xử lý nước để loại bỏ các chất độc hại và cân bằng các yếu tố cần thiết để cá có môi trường sống tốt nhất. Dưới đây là một số cách xử lý nước máy nuôi cá đơn giản, dễ thực hiện:

  1. Sử dụng thuốc khử clo và flo: Các loại thuốc này có thể được mua tại các cửa hàng cá cảnh. Nhỏ dung dịch này theo tỉ lệ 3 – 4 giọt/10 lít nước vào bể cá cảnh. Đây là cách đơn giản và phổ biến nhất để xử lý nước máy. 

  2. Phơi nước máy để loại bỏ clo: Phơi nước máy trong vòng 24h để đảm bảo clo và flo bay hết, rồi mới thả cá vào.

  3. Đun sôi nước máy để loại bỏ chloramin: Đun sôi nước ở nhiệt độ 100 độ C, để sôi trong khoảng 15 phút, rồi để nước nguội và sử dụng. Lưu ý là việc đun sôi nước có thể làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, vì vậy cần cung cấp đủ oxy cho cá cảnh.

  4. Sử dụng than hoạt tính: Than hoạt tính có khả năng loại bỏ các tạp chất trong nước, giúp nước trở nên trong sạch hơn. Các viên than hoạt tính có thể được đặt trong bộ lọc nước hoặc trong bể cá.

Trên đây là một vài cách xử lý nước máy để nuôi cá cảnh không chết. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào để xử lý, bạn nên kiểm tra pH, nồng độ Clo và Flo để đảm bảo nước được xử lý đúng cách và an toàn cho cá cảnh.

Biên tập bởi Nguyễn Lý
  • Tin liên quan
Nguồn nước bị nhiễm chì và biện pháp xử lý

Nguồn nước bị nhiễm chì và biện pháp xử lý

Nước nhiễm chì là nguồn nước bị ô nhiễm bởi hàm lượng chì vượt quá giới hạn an toàn được đặt ra cho sức khỏe con người và môi trường. Cơ quan...

Cấu tạo của hệ thống lọc nước giếng khoan

Cấu tạo của hệ thống lọc nước giếng khoan

Cấu tạo của hệ thống lọc nước giếng khoan sinh hoạt đầu nguồn được người dân quan tâm tìm hiểu phổ biến hiện nay. Bởi sự ô nhiễm của nguồn nước...

Đà Nẵng: nước giếng khoan cạn khô, mặn

Đà Nẵng: nước giếng khoan cạn khô, mặn

Tình trạng hạn hán, kèm theo là xâm nhập mặn diễn ra diện rộng, khiến cho người dân trồng trọt tại vùng ven biển Miền Trung điêu đứng vì không có nước...

Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng mang tính chất toàn cầu và ảnh hưởng lớn đến môi trường. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều mối nguy hại cho...

Kim loại nặng là gì? dấu hiệu, tác hại và cách xử lý

Kim loại nặng là gì? dấu hiệu, tác hại và cách xử lý

Ô nhiễm kim loại trong nước là một vấn đề lớn đang diễn ra trên toàn thế giới, đặc biệt là trong các thành phố lớn và các khu vực công nghiệp. Việc...

Cách lọc nước biển thành nước ngọt đơn giản

Cách lọc nước biển thành nước ngọt đơn giản

Biến nước biển thành nước uống an toàn không khó như người ta vẫn tưởng. Với đủ kiên nhẫn và quyết tâm, các phương pháp khử muối này sẽ đủ dễ...

Cách khử mùi nước giếng khoan

Cách khử mùi nước giếng khoan

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc giếng khoan có tanh và mùi thối là do nguồn nước giếng khoan nhiễm tạp chất sắt(FE) làm cho nước có mùi tanh tanh, khi bơm...

Cách đo độ pH trong nước đơn giản và chính xác nhất

Cách đo độ pH trong nước đơn giản và chính xác nhất

Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để đo độ pH, tuy nhiên có 3 cách đo độ pH được sử dụng phổ biến nhất gồm sử dụng quỳ tím, bút đo pH và...

Hạt cation là gì?

Hạt cation là gì?

Hạt cation là loại hạt nhựa trao đổi ion có khả năng hấp phụ các ion như canxi và magie - là những ion gây ra tình trạng nước cứng. Hạt nhựa cation là một...