Banner

Cách đo độ pH trong nước đơn giản và chính xác nhất

Độ pH là chỉ số quan trọng trong nguồn nước sinh hoạt, nước tính khiết,...chỉ số này thể hiện nguồn nước có tính axit hay bazơ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách kiểm tra chỉ số này. Cùng công ty Tân Bình tìm hiểu các cách đo độ pH trong nước siêu chính xác, đơn giản, nhanh chóng qua bài viết dưới đây nhé.

1. Độ pH trong nước là gì?

pH là một chỉ số xác định tính chất hoá học của nước. Thang pH chỉ từ 0-14. Người ta quy định:

+ Nước có pH = 7 là Trung tính.

+ Nước có pH >7 là nước có tính Kiềm 

+ Nước có pH < 7 là nước có tính Axit

Để sử dụng nguồn nước hiệu quả và tối ưu cho từng mục đích khác nhau, chúng ta cần phải xác định nồng độ pH trong nước là bao nhiêu? Điển hình, theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế ban hành, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và của nước ăn uống uống là 6,5 – 8,5. 

2. Cách đo độ pH trong nước

Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để đo độ pH, tuy nhiên có 3 cách đo độ pH được sử dụng phổ biến nhất gồm sử dụng quỳ tím, bút đo pH và chất chỉ thị màu.

cach kiem tra nong do PH

+ Sử dụng quỳ tím

Giấy quỳ là loại giấy rất dễ tìm, được sử dụng để kiểm tra xem dung dịch có tính axit và là một công cụ thí nghiệm phổ biến. 

Quy trình rất đơn giản: 

+ Đổ đầy ống nghiệm hoặc cốc nhỏ bằng mẫu nước bạn muốn thử nghiệm.

+ Nhúng dải giấy quỳ đỏ và xanh vào nước.

+ Giấy quỳ sẽ chuyển sang màu hơi xanh nếu nước có tính kiềm. Mặt khác, giấy quỳ xanh sẽ có màu đỏ nhạt nếu được nhúng trong nước có tính axit. Nếu nước có độ pH là 7, sẽ không đổi màu.

Tùy thuộc vào loại giấy nào đã thay đổi màu sắc, thật dễ dàng để biết nước có độ pH cao hay thấp.

 Tuy nhiên độ chính xác không cao, xét nghiệm này sẽ chỉ hiển thị nếu nước có tính axit hoặc kiềm. Nó không thể đo được độ pH thực tế của nước

cach do do ph trong nuoc

Cách đo độ pH trong nước bằng quỳ tím

+ Sử dụng bút đo pH

Bút đo pH là thiết bị đo nồng độ pH hiệu quả nhất hiện nay, giúp người dùng xác định độ pH của môi trường nước một cách thuận tiện nhất, với độ chính xác cao, thời gian nhanh chóng.

Hiện nay có 3 loại thiết bị đo pH được nhiều người sử dụng:

  • Máy đo pH để bàn: Chuyên dùng trong phòng thí nghiệm, tự động bù nhiệt và tự động hiệu chuẩn và đo được nhiều thông số hơn.
  • Máy đo pH cầm tay: Với các loại máy này, người ta có thể thao tác một cách nhanh gọn do máy được thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt trong mọi thao tác đo.

Bút đo độ pH: Có kích thước nhỏ gọn, sử dụng năng lượng pin sạc hoặc pin than đều được, bên cạnh đó là khả năng nổi lên trên mặt nước, giúp người dùng yên tâm hơn khi sử dụng.but do ph

Bút đo pH

+ Sử dụng chất chỉ thị màu

Phương pháp chỉ thị màu này về cơ bản bao gồm hai phương pháp: một là so sánh màu chuẩn tương ứng với một giá trị pH đã biết với màu của chất chỉ thị nhúng trong dung dịch cần đo sử dụng dung dịch đệm. Phương pháp khác là chuẩn bị giấy kiểm tra pH được ngâm trong chất chỉ thị, sau đó nhúng giấy này vào dung dịch cần kiểm tra và so sánh màu của nó với màu chuẩn. Phương pháp này đơn giản, nhưng dễ mắc phải sai số và nói chung cho kết quả với độ chính xác không cao. Chúng ta có thể gặp một vài loại sai số như:

  • Sai số do nồng độ cao của muối trong dung dịch
  • Sai số do nhiệt độ của dung dịch
  • Sai số do sự có mặt của các chất hữu cơ trong dung dịch

Tham khảo thêm: 

=> Nồng độ pH là gì? Và có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người sử dụng?

=> Phương pháp nâng nồng độ pH

Biên tập bởi Nguyễn Lý
  • Tin liên quan
Cách xử lý nước nhiễm phèn một cách hiệu quả

Cách xử lý nước nhiễm phèn một cách hiệu quả

"Nước nhiễm phèn"là hiện tượng khá phổ biến trong các nguồn nước giếng hiện nay và nó trở thành mối lo ngại của đa số người sử dụng nguồn nước...

Phương pháp nâng nồng độ pH

Phương pháp nâng nồng độ pH

Trong nước uống, pH ảnh hưởng tới sức khoẻ, đặc biệt ảnh hưởng đến hệ men tiêu hoá. Tuy nhiên tính a xít (hay tính ăn mòn) của nước có thể làm gia...

Vì sao phải uống nước sạch?

Vì sao phải uống nước sạch?

Nước được gọi là nước sạch khi nước đảm bảo các chỉ tiêu như: nước trong, không màu, không mùi vị lạ, không chứa các mầm bệnh và các chất độc...

Phụ kiện và vật liệu ''không thể thiếu'' trong xử lý nước

Phụ kiện và vật liệu ''không thể thiếu'' trong xử lý nước

Lọc nước giúp mang lại nguồn nước sạch trong mỗi gia đình, loại bỏ những yếu tố độc hại đem lại môi trường trong lành nhất. Do đó, quá trình lọc...

Khoan giếng là gì? Tại sao cần phải khoan giếng?

Khoan giếng là gì? Tại sao cần phải khoan giếng?

Những năm gần đây giếng khoan trở nên phổ biến với chúng ta, đặc biệt với tình trạng ngày càng cạn kiệt nguồn nước sạch hiện nay. Nguồn nước giếng...

Cách xử lý nước giếng khoan có màu vàng và mùi tanh

Cách xử lý nước giếng khoan có màu vàng và mùi tanh

Đặc điểm của nguồn nước này là, khi mới bơm từ lòng đất lên thì rất trong nhưng khi để qua đêm thì ngã vàng, có một số nơi nổi váng trên bề mặt và...

Tác hại của nước nhiễn phèn đến cơ thể

Tác hại của nước nhiễn phèn đến cơ thể

Nước nhiễm phèn thường chứa nhiều chất mang tính kiềm, nếu dùng để sinh hoạt và ăn uống làm khô da, phồng, tróc vảy và gây các bệnh về đường ruột,...

Lựa chọn nhiệt độ của nước uống phù hợp để có một cơ thể khỏe từ bên trong ra bên ngoài.

Lựa chọn nhiệt độ của nước uống phù hợp để có một cơ thể khỏe từ bên trong ra bên ngoài.

Nước rất tốt cho cơ thể của chúng ta, tuy nhiên nên chọn nhiệt độ của nước uống phù hợp để có một cơ thể khỏe từ bên trong ra bên ngoài.

Các loại vật liệu lọc nước phèn

Các loại vật liệu lọc nước phèn

Vật liệu lọc nước phèn là các nguyên vật liệu được tìm thấy trong tự nhiên như cát thạch anh, sỏi lọc nước, cát mangan, than gáo dừa,.... hoặc một số...