Banner

Kim loại nặng là gì? dấu hiệu, tác hại và cách xử lý

Ô nhiễm kim loại trong nước là một vấn đề lớn đang diễn ra trên toàn thế giới, đặc biệt là trong các thành phố lớn và các khu vực công nghiệp. Việc xả thải không đúng cách, sử dụng hóa chất trong các quy trình sản xuất và chăn nuôi, cũng như việc khai thác khoáng sản là những nguyên nhân chính góp phần vào tình trạng ô nhiễm này. Vậy kim loại nặng là gì? dấu hiệu nhận biết, tác hại và cách loại bỏ kim loại nặng ra khỏi nguồn nước như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

kim loại năng là gì

Kim loại năng là gì?

1. Kim loại nặng là gì? 

Theo wikipedia: Kim loại nặng được định nghĩa là kim loại có khối lượng riêng, khối lượng nguyên tử hoặc số hiệu nguyên tử lớn, khoảng trên 5g/cm3. Một số kim loại nặng đóng vai trò là chất dinh dưỡng thiết yếu (điển hình như sắt, cobalt và kẽm), hoặc tương đối vô hại (như rutheni, bạc và indi), nhưng có thể gây độc ở lượng lớn hơn hoặc ở một số dạng nhất định như dạng ở dạng ion thì vô cùng có hại cho sức khỏe. Các kim loại nặng khác như cadmi, thủy ngân và chì có độc tính cao dù chỉ lượng nhỏ.

Kim loại nặng được chia thành 3 loại:

+ Kim loại độc:Hg, Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, Sn, Co, As,...

+ Kim loại quý: Ag, Au, Pt, Pd, Ru,...

+ Kim loại phóng xạ: Ra, Am, Th, U,...

2. Nguồn gốc của các kim loại nặng trong nước 

Các kim loại nặng trong nước có 2 nguồn gốc:

>> Tự nhiên: do sự phun trào của núi lữa hay điều kiện thổ nhưỡng,...làm nước nhiễm kim loại nặng như sắt, mangan, Crom, thủy ngân,... 

>> Nhân tạo: Kim loại nặng được tạo ra bởi các hoạt động con người, như khai thác mỏ, sản xuất công nghiệp và thải rác, lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,...

3. Đặc điểm một số kim loại nặng tồn tại trong nước

một số kim loại năng tồn tại trong nước

Một số kim loại nặng thường gặp trong nguồn nước bao gồm:

Chì

Chì là một kim loại nặng độc hại có thể gây hại cho sức khỏe con người và môi trường. Nước chứa chì có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như làm hỏng hệ thống thần kinh, giảm khả năng học tập và phát triển trí tuệ ở trẻ em.

Đồng

Đồng là một kim loại nặng và có thể gây hại cho sức khỏe. Nếu nồng độ đồng trong nước quá cao, nó có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm viêm đại tràng, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và thậm chí có thể gây ung thư.

Kẽm

Kẽm là một trong những kim loại nặng phổ biến nhất trong nước. Nó có thể gây hại cho sức khỏe nếu nồng độ quá cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nồng độ kẽm trong nước nên không vượt quá 5 mg/l.

Crôm

Crôm cũng là một loại kim loại nặng độc hại, thường không màu, không mùi, rất khó phát hiện trong nước. Nguồn gốc chủ yếu từ nguồn nước thải sinh hoạt gia đình hoặc công nghiệp.

crom

Thủy ngân

Thủy ngân là một kim loại nặng độc hại khác. Nó thường xuất hiện trong nước do khai thác và chế biến vàng, cũng như trong thức ăn. Nó có thể gây hại cho sức khỏe con người như tình trạng tâm thần, tim mạch và hô hấp. Thủy ngân có thể tích tụ trong thực phẩm và động vật ăn thịt.

Asen (thạch tín)

Asen là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn với ký hiệu As và số nguyên tử là 33. Asen tồn tại dưới nhiều dạng, trong đó thạch tín (As₂O₃) là một dạng phổ biến. 

Asen là một chất độc hại cho sức khỏe con người, có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm ung thư, các vấn đề về tim mạch, tiểu đường, hư hại hệ thống miễn dịch, thiếu máu và bất thường đường ruột.

asen

asen " vua của các loại độc".

4. Dấu hiệu nhận biết kim loại nặng trong nước

Có một số dấu hiệu để nhận biết nước bị nhiễm kim loại nặng. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:

  • Nước trở nên đục, màu sắc của nước có thể thay đổi. Ví dụ, nước có thể trở nên vàng hoặc nâu do chứa chì.

  • Mùi vị của nước thường thay đổi, có thể có mùi kim loại hoặc đất.

  • Nước có thể gây kích ứng, chẳng hạn như gây ngứa hoặc bỏng rát.

  • Có thể có bọt hoặc chất lơ lửng trong nước.

Nếu bạn nghi ngờ rằng nước mình nhiễm kim loại nặng, nên lấy mẫu nước để kiểm tra. Bạn có thể mang mẫu nước của mình đến một phòng thí nghiệm hoặc tổ chức y tế để được xác định chính xác.

5. Tác hại của ô nhiễm kim loại nặng trong nước

kim loại nặng tác động xấu đến sức khỏe con người

Kim loại nặng có thể gây hại cho sức khỏe con người và môi trường. Các tác hại khác nhau tùy thuộc vào loại kim loại nặng và mức độ nồng độ trong nước. Dưới đây là một số tác hại chính của kim loại nặng trong nước:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Kim loại nặng trong nước có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như ung thư, suy giảm chức năng thần kinh, và tác động tiêu cực đến hệ thống tim mạch và hô hấp. 

  • Ảnh hưởng đến động vật và thực vật: Kim loại nặng có thể làm giảm sự sinh trưởng của cây trồng và động vật, làm suy giảm chất lượng năng suất của đất.

  • Gây ra ô nhiễm môi trường: Nước chứa kim loại nặng có thể gây ra ô nhiễm môi trường, gây ra hư hại đến các hệ sinh thái, động vật và thực vật sống trong môi trường đó.

6. Giải pháp loại bỏ kim loại nặng trong nguồn nước hiệu quả

Có nhiều giải pháp để loại bỏ kim loại nặng trong nguồn nước. Dưới đây là một số giải pháp hiệu quả:

6.1.Sử dụng phương pháp sinh học

Phương pháp này sử dụng các vi sinh vật để loại bỏ các kim loại nặng khỏi nước. Vi sinh vật này có khả năng hấp thụ các kim loại nặng và biến chúng thành dạng không độc hại.

Tuy nhiên, phương pháp này sử dụngchỉ được áp dụng xử lý nước thải, thể sử dụng cho nguồn nước sinh hoạt, ăn uống.

6.2. Phương pháp trao đổi ion

Phương pháp này sử dụng các hạt nhựa chứa các ion để loại bỏ các ion kim loại nặng khỏi nước. Khi nước chảy qua các hạt nhựa này, các ion kim loại nặng sẽ bị hấp thụ vào các hạt nhựa.

phuong phap trao doi ion

6.3. Sử dụng than hoạt tính

Than hoạt tính là một loại vật liệu có khả năng hấp thụ các kim loại nặng khỏi nước. Các hạt than hoạt tính có diện tích bề mặt lớn và lỗ nhỏ, giúp chúng hấp thụ các chất độc hại trong nước. Việc sử dụng than hoạt tính là một giải pháp hiệu quả để loại bỏ các kim loại nặng khỏi nguồn nước.

6.4. Sử dụng phương pháp điện phân

Phương pháp này sử dụng nguồn điện để giải phóng các ion kim loại nặng từ nước. Các ion kim loại nặng sẽ di chuyển đến các điện cực dương và bị hấp thụ vào các điện cực này, sau đó được loại bỏ khỏi nước. Tuy nhiên cách này chi phí khá cao nên ít được sử dụng trong hộ gia đình. 

6.5. Sử dụng máy lọc nước RO

Sử dụng máy lọc nước RO là một trong những phương pháp hiệu quả để khử kim loại nặng trong nước. Máy sử dụng màng lọc Ro, có kích thước khe lọc rất nhỏ 0,0001 micron, giúp loại bỏ các hạt nhỏ, vi khuẩn, virut, các chất độc hại và các kim loại nặng.

Tuy nhiên, việc sử dụng máy lọc nước RO cần chi phí đầu tư cao và có thể không phù hợp với một số hộ gia đình. Do đó, nguồn nước sau lọc thường được có hộ gia đình dùng để ăn, uống trực tiếp.

máy lọc nước RO

6.5. Sử dụng hệ thống lọc nước đầu nguồn

Hệ thống lọc nước đầu nguồn là giải pháp xử lý hiệu quả cho nguồn nước nhiễm kim loại nặng như sắt, mangan, kẽm,...

Hệ thống lọc tổng thường sử dụng 2-3 cột lọc, đa dạng về chất liệu, mẫu mã, có chức năng chứa các vật liệu lọc cao cấp giúp tạo ra nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

Hệ thống có rất nhiều công suất,từ quy mô gia đình cho đến quy mô công nghiệp, đáp ứng mọi nhu cầu của người sử dụng.

hệ thống cột lọc nước inox

Tóm lại, kim loại nặng và ô nhiễm kim loại nặng trong nước là vấn đề nhức nhối hiện nay. Do đó cần có các biện pháp xử lý kịp thời để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của chúng ta.

Biên tập bởi Nguyễn Lý
  • Tin liên quan
Tia hồng ngoại xa là gì? Các ứng dụng của tia hồng ngoại xa

Tia hồng ngoại xa là gì? Các ứng dụng của tia hồng ngoại xa

Tia hồng ngoại xa (FIR) là dải sóng vô hại của ánh sáng điện từ, có bước sóng dài hơn ánh sáng nhìn thấy. Nó có nhiều ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh...

Tia hồng ngoại là gì? Ứng dụng của tia hồng ngoại

Tia hồng ngoại là gì? Ứng dụng của tia hồng ngoại

Tia hồng ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn ánh sáng nhìn thấy (mắt người có thể cảm nhận được màu sắc) nhưng ngắn hơn tia bức xạ vi ba....

Máy lọc nước aqua có tốt không?

Máy lọc nước aqua có tốt không?

Sự ra đời của máy lọc nước Aqua với giá thành khá rẻ đã tạo nên cơn sốt trong thị trường máy lọc nước. Dòng sản phẩm này được rất nhiều người...

Composite là gì?

Composite là gì?

Composite hay còn gọi là vật liệu composite, vật liệu tổng hợp, là một vật liệu được làm từ hai hoặc nhiều vật liệu khác nhau, khi kết hợp lại với nhau,...

Mưa axit là gì? Nguyên nhân và tác hại của mưa axit

Mưa axit là gì? Nguyên nhân và tác hại của mưa axit

Mưa axit là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng khí thải lưu huỳnh đioxit (SO2) và oxit nitơ (NxOy) từ các quá trình...

Bảo vệ môi trường là gì? Các biện pháp bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là gì? Các biện pháp bảo vệ môi trường

Môi trường là không gian, là nơi cung cấp tài nguyên thiên nhiên phục vụ cuộc sống của con người. Chính vì vậy ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp...