Ô nhiễm môi trường nước là một trong những vấn đề đáng lo ngại trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Vậy ô nhiễm môi trường nước là gì, nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục như thế nào?. Chúng ta cùng tìm hiểu rỏ qua bài viết dưới đây nhé
Ô nhiễm môi trường nước là tình trạng các chất độc hại - thường là hóa chất hoặc vi sinh vật - làm ô nhiễm suối, sông, hồ, đại dương, tầng chứa nước hoặc các vùng nước khác, làm suy giảm chất lượng nước và gây độc hại cho con người hoặc môi trường.
Ô nhiễm nước có thể được phân loại là ô nhiễm nước mặt hoặc nước ngầm. Ô nhiễm nước mặt bao gồm ô nhiễm sông, hồ và đại dương. Ô nhiễm nước ngầm xảy ra khi các chất ô nhiễm được giải phóng xuống đất và đi vào mạch nước ngầm.
Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước
Môi trường nước rất dễ bị ô nhiễm. Được biết đến như một “dung môi phổ quát”, nước có thể hòa tan nhiều chất hơn bất kỳ chất lỏng nào khác trên trái đất. Đó là lý do tại sao nước rất dễ bị ô nhiễm. Các chất độc hại từ các trang trại, thị trấn và nhà máy dễ dàng hòa tan vào và trộn lẫn với nó, gây ô nhiễm nguồn nước.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và trong số đó có 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
- Bất cứ nguyên nhân nào gây suy giảm chất lượng nước đều là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Các hiện tượng như mưa lũ, gió bảo,..hay các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật hay xác chết của chúng cũng gây ra ô nhiễm môi trường nước.
- Xác chết động vật,sinh vật, lá cây,...sẽ bị phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất.
- Ngoài ra, các hiện tượng tự nhiên như núi lửa, tuyết tan,...cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước.
Nước thải sinh hoạt (Sewage): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
Nước thải công nghiệp (industrial wastewater): là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfide,... Người ta thường sử dụng đại lượng PE (population equivalent) để so sánh một cách tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp với nước thải đô thị. Đại lượng này được xác định dựa vào lượng thải trung bình của một người trong một ngày đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác định. Các tác nhân gây ô nhiễm chính thường được sử dụng để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), SS (chất rắn lơ lửng).
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Từ những hoạt động như chăn nuôi, trồng trọt cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước. Các phân thải ra trong chăn nuôi hàng ngày xả ra môi trường hay phân bón hóa học dư thừa ngấm xuống mạch nước ngầm,...
Ô nhiễm môi trường là kết quả của tác động tích lũy theo thời gian. Nó gấy ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và các hoạt động trong môi trường.
- Ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân gây tử vong và bệnh tật hàng đầu trên toàn thế giới
- Các mầm bệnh trong nước, dưới dạng vi khuẩn và vi rút gây bệnh từ chất thải của con người và động vật, là nguyên nhân chính gây bệnh do nước uống bị ô nhiễm . Các bệnh lây lan do nguồn nước không an toàn bao gồm dịch tả, giardia và thương hàn. Ngay cả ở các quốc gia giàu có, việc xả thải ngẫu nhiên hoặc bất hợp pháp từ các cơ sở xử lý nước thải, cũng như dòng chảy từ các trang trại và khu vực đô thị, đều góp phần gây bệnh có hại cho đường thủy
-Các bệnh nhẹ thường gặp như phát ban da, đau mắt đỏ, nhiễm trùng đường hô hấp và viêm gan từ các vùng nước ô nhiễm.
Hậu quả ô nhiễm môi trường nước
Để phát triển mạnh mẽ, các hệ sinh thái lành mạnh dựa vào một mạng lưới phức tạp gồm động vật, thực vật, vi khuẩn và nấm — tất cả đều tương tác, trực tiếp hoặc gián tiếp, với nhau. Tác hại đối với bất kỳ sinh vật nào trong số này có thể tạo ra hiệu ứng dây chuyền, gây ảnh hưởng đến toàn bộ môi trường nước. Khi ô nhiễm nước gây ra sự nở hoa của tảo trong hồ hoặc môi trường biển, sự gia tăng của các chất dinh dưỡng mới được đưa vào sẽ kích thích sự phát triển của thực vật và tảo, do đó làm giảm nồng độ oxy trong nước.
Sự thiếu hụt oxy này, được gọi là hiện tượng phú dưỡng , làm chết ngạt thực vật và động vật và có thể tạo ra " vùng chết ", nơi nước về cơ bản không có sự sống. Trong một số trường hợp nhất định, tảo nở hoa có hại này cũng có thể tạo ra chất độc thần kinh ảnh hưởng đến động vật hoang dã, từ cá voi đến rùa biển.
Hậu quả ô nhiễm môi tường nước (nguồn internet)
- Mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt môi trường nước
- Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nước, không vứt rác bừa bãi.
- Thực hiện nông nghiệp xanh, tức nông dân nên sử dụng các phân bón hữu cơ, sinh học, cần hạn chế sử dụng phân hóa học.
- Các công ty xí nghiệp phải sử dụng hệ thống xử lý nước thải , thường xuyên bảo trì. Đảm bảo xử lý và loại bỏ tất cả các thành phần độc hại trước khi xã vào môi trường.
Môi trường nước là môi trường mà trong đó những cá thể tồn tại, sinh sống và tương tác qua lại đều bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào nước. Môi...
Ô nhiễm môi trường nước gây ra nhiều hậu quả đáng ngại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật và môi trường tự nhiên. Vì vậy, cần phải có...
Các vụ xả thải hóa chất ra sông ngòi và đại dương hay tràn dầu ở biển gây ra hậu quả lâu dài tới con người cũng như môi trường sống của nhiều loài...
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai cho biết, kết quả quan trắc tại 89 công trình thuộc 9 khu vực trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm...