Nước chiếm 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất, là nguồn tài nguyên quý giá, tuy nhiên, trữ lượng nước sạch, phục vụ đời sống sinh hoạt của con người chỉ chiếm một phần nhỏ trong số đó. Trước sự biến đổi khí hậu, thiên tai, bùng nổ dân số, sự lãng phí và khai thác nguồn nước quá mức của con người, thế giới ngày càng "khát" nước sạch.
Người dân ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) chắt chiu nước sạch trong những ngày sống chung với lũ tháng 8/2018.
Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, Việt Nam có khoảng 97,2 triệu dân, trong đó, riêng ở Hà Nội, gần 3 triệu dân không nước sạch; còn ở SaPa, 4/5 nguồn nước thô cạn kiệt, chính quyền nơi đây đang thương lượng để một số hộ dân dừng trồng lúa, giữ nước sinh hoạt cho thị trấn. Bên cạnh đó, người dân còn nhầm lẫn giữa nước sạch và nước hợp vệ sinh, dẫn đến việc sử dụng chưa đúng cách, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thực trạng nước sạch tại Hà Nội
Khu vực đô thị
Hệ thống cấp nước khu vực đô thị Hà Nội cung cấp cho 12 quận nội thành với quy mô dân số khoảng 3,7 triệu người, chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm từ 16 nhà máy nước và các TCN nhỏ cục bộ. Nguồn nước mặt được bổ sung thêm từ nhà máy nước sông Đà và nhà máy nước sông Đuống.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, hiện nay, tổng công suất nước cung cấp đạt khoảng 1.065.145 m3 một ngày, trong đó nguồn nước ngầm khoảng 629.850 m3 một ngày; nguồn nước mặt sông Đà khoảng 219.295 m3 một ngày trên tổng công suất nhà máy nước sông Đà giai đoạn 1 là 300.000 m3 một ngày và nguồn nước mặt sông Đuống khoảng 150.000 m3 một ngày trên tổng công suất nhà máy nước sông Đuống giai đoạn 1 là 300.0000 m3 một ngày.
Nhà máy nước mặt Sông Đuống nằm trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội được khởi công tháng 3/2017 và có quy mô lớn nhất miền Bắc
Việc cấp nước khu vực đô thị được giao cho 5 đơn vị cấp nước chính là Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội (Công ty Hawacom); Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông (Công ty nước sạch Hà Đông); Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nước sạch (Công ty Viwaco); Công ty Cổ phần nước sạch CP đầu tư nước sạch sông Đà (Công ty Viwasupco - đơn vị chuyên cấp nguồn nước mặt từ nhà máy nước mặt Sông Đà và một số nhà máy nước quy mô nhỏ do các đơn vị khác quản lý); Công ty CP nước mặt sông Đuống.
Bảng chi tiết
vị quản lý và vận hành | Số nhà máy | Công suất m3 một ngày | Địa bàn cấp nước |
Công ty Hawacom | Nước ngầm từ 12 nhà máy nước và 14 nhà máy nước nhỏ do Công ty quản lý | 629.850 | Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, một phần quận Hoàng Mai, Đống Đa, Cầu Giấy, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Long Biên, các xã Thanh Xuân, Hoàng Mai và một số xã lân cận thuộc huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh. |
Nước mặt từ nhà máy nước sông Đà | 5.700 | ||
Công ty Nước sạch Hà Đông | Nước ngầm từ 2 nhà máy nước do Công ty quản lý | 60.000 | quận Hà Đông và một phần Nam Từ Liêm, một số xã thuộc huyện Thanh Oai, Hoài Đức, Phú Xuyên |
Nước mặt từ nhà máy nước sông Đà | 30.763 | ||
Công ty Viwaco | Nước do công ty tự sản xuất | 6.000 | quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, một phần quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì |
Nước mặt từ nhà máy nước sông Đà | 168.721 | ||
Công ty Viwasupco | Nước mặt từ nhà máy nước sông Đà cấp cho các khách hàng lẻ | 14.111 | bán buôn cho các Công ty VIWACO 168.721m3/ngđ, Công ty nước sạch Hà Đông 30.763m3/ng, Công ty HAWACOM 5.700m3/ngđ và các khách hành lẻ khoảng 14.111 m3/ngày |
Công ty CP nước mặt sông Đuống | Nước mặt từ nhà máy nước sông Đuống cấp cho khu vực trung tâm (Thanh Trì), phía Bắc (Mê Linh, Đông Anh,Sóc Sơn), khu vực phía Nam (Thường Tín) và một số công ty cấp nước khác. | 150.000 | khu vực đô thị trung tâm Hà Nội; một phần đô thị phía Tây Hà Nội (Đan Phượng, Sơn Tây); một phần khu vực đô thị phía Bắc Hà Nội (Mê Linh, Đông Anh và Sóc Sơn) và khu vực nông thôn liền kề |
Tổng | 1.065.145 |
Dù tỷ lệ dân đô thị được cấp nước rất cao nhưng Hà Nội vẫn bị thiếu nước sạch vào những tháng cao điểm, mức độ phục vụ dịch vụ còn thấp khi người dân thường xuyên bị ảnh hưởng bởi vỡ ống, cắt nước. Một số nhà máy nước ngầm hiện nay bị suy giảm về trữ lượng cũng như chất lượng. Các nhà máy nước cách xa sông Hồng, không được bổ cập từ nước sông đã suy giảm về trữ lượng
Ngoài ra, Hà Nội còn có hệ thống cấp nước thị xã Sơn Tây do Công ty Cổ phần cấp nước Sơn Tây (Công ty Cấp nước Sơn Tây) quản lý, vận hành có qui mô công suất 30.000 m3/ngày, cung cấp nước sạch cho khu vực thị xã Sơn Tây, thị trấn Tây Đằng huyện Ba Vì, một số xã dọc Quốc lộ 32 thuộc huyện Phúc Thọ. Ngoài ra, trên mạng lưới cấp nước của thị xã Sơn Tây có 7 trạm bơm tăng áp để cấp nước đến các xã, các thị trấn lân cận.
Khu vực nông thôn
Khu vực nông thôn Hà Nội gồm có 416 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 17 huyện và thị xã Sơn Tây với tổng dân số khoảng 4.331.265 người. Đến hết năm 2017 có 175 xã được cấp nước với khoảng 534.911 hộ, tương đương khoảng 2.139.842 người, nâng tỷ lệ cấp nước lên khoảng 49,4%. Thành phố đang chỉ đạo các Nhà đầu tư thực hiện các dự án cấp nước (xã hội hóa) cho khoảng 175 xã với quy mô khoảng 534.911 hộ tương đương khoảng 2.139.842 người.
Các hệ thống cấp nước tập trung nông thôn hiện nay đang sử dụng các giếng khoan sâu 70-80m, công suất 20-50 m3/h với bơm giếng sử dụng bơm chìm hoặc máy bơm trục ngang, với dây chuyền công nghệ: trạm bơm giếng - làm thoáng - bể lắng - bể lọc - khử trùng Clo - bể chứa - trạm bơm nước sạch - mạng phân phối.
Các nguồn cấp nước tại chỗ của các hộ gia đình phổ biến là giếng khoan và giếng đào. Nhưng do các công trình này khai thác nước ở tầng nước nông và trung bình nên chất lượng nước thường bị nhiễm các kim loại nặng và các chất thải từ hoạt động sản xuất như Asen, amoni, chất hữu cơ... Hơn nữa, việc khai thác tràn lan nước ngầm ở tầng nông đang là một nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm chất lượng nguồn nước ngầm ở các tầng phía dưới (tầng khai thác nước ngầm của hệ thống cấp nước đô thị), gây ảnh hưởng lớn đến việc phát triển bền vững nguồn nước của thành phố.
Làm thế nào để có nước sạch
Theo đúng QCVN 01-1:2018/BYT, nguồn nước sạch là nguồn nước không bị ô nhiễm và phải có dây chuyền công nghệ xử lý nước phù hợp. Dưới đây là 2 dây chuyền xử lý nguồn nước ngầm và nước mặt được sử dụng phổ biến:
|
Hệ thống xử lý với nguồn nước ngầm |
|
Hệ thống xử lý với nguồn nước mặt. |
Ngoài ra, mỗi người dân nên có giải pháp đảm bảo vệ sinh cho nguồn nước cấp thô như sử dụng nước máy sạch, nước giếng khoan cần phải có hệ thống lọc để loại bỏ các chất gây hại như sắt (nguyên nhân gây vàng nước), mangan... Để nâng cao chất lượng nguồn nước ăn uống, gia đình cũng có thể sử dụng máy lọc nước giúp lọc sạch vi khuẩn, virus gây bệnh, bụi bẩn, tạp chất, các kim loại nặng, thiết bị còn lưu giữ được các khoáng chất, vi lượng có lợi trong nước, giúp vị nước ngon và dễ uống hơn.
Bên cạnh đó,người dân cần nâng cao ý thức giữ sạch nguồn nước bằng cách không được vứt rác bừa bãi, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; nên sử dụng thuốc trừ sâu theo đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường. Song song với đó,nhằm giảm sự lãng phí khi sử dụng nước, bạn nên tắt vòi nước ngay sau khi sử dụng, kiểm tra và bảo dưỡng những đường ống dẫn nước hay những bể chứa nước nhằm chống sự thất thoát của nước....
Minh Hương