Công ty Tân Bình nhận được thông tin nguồn nước máy của nhà anh Hùng ở Quận 10:"Gần đây tôi thấy biểu hiện nước sinh hoạt nhà mình rất đục, tôi có mang mẫu nước đi xét nghiệm ở Viện Pasteur, kết quả cho thấy nước đục là do chứa nhiều mangan. Xin hỏi mangan phát sinh từ đâu, trong đường ống hay trong nước? Mangan là gì mà làm nước đục? Tôi muốn xử lý nước nhiễm mangan để dùng cho sinh hoạt của gia đình thì các bạn tư vấn tôi nên làm như thế nào?"
Do cấu tạo địa chất, mangan (Mn) có thể có mặt trong nước. Thường thì hàm lượng mangan có mặt trong nước ngầm cao hơn trong nước mặt. Ngoài ra mangan cũng là một kim loại, do đó nó cũng có mặt trong thành phần cấu tạo của đường ống dẫn nước (bằng gang, thép) với một tỉ lệ nhỏ.
Mangan có mặt trong nước ở dạng ion hòa tan (Mn2+). Ở hàm lượng nhỏ (dưới 0,1mg/lít) thì mangan có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu mangan có hàm lượng cao (từ 1-5mg/lít) sẽ gây ảnh hưởng đến một số cơ quan nội tạng của cơ thể.
Tương tự như đối với sắt, nếu trong nước có nhiều mangan thì khi tiếp xúc với oxy, mangan sẽ bị oxy hóa và tạo nên dioxit mangan (MnO2) làm nước có màu nâu đen và gây mùi tanh kim loại. Ngoài ra, khi mangan có mặt trong nước gặp clo thì cũng tạo kết tủa cặn bám dioxit mangan và có thể gây tắc đường ống.
Nguồn nước nhiễm Mangan thường biểu hiện bằng mắt thường ta có thể nhìn thấy như:
Nước máy bị nhiễm mangan
Mangan thường tồn tại trong nước cùng với sắt nhưng với hàm lượng ít hơn. Khi trong nước có mangan thường tạo lớp cặn màu đen đóng bám vào thành và đáy bồn chứa.
Mangan có độc tính rất thấp và không gây ung thư. Tuy nhiên ở hàm lượng cao hơn 0,15 mg/l có thể tạo ra vị khó chịu, làm hoen ố quần áo. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng mangan nhỏ hơn 0,5 mg/l.
Để xử lý nước nhiễm Mangan trong sinh hoạt gia đình, trong các cơ sở giặt là, bạn có thể sử dụng hệ thống lọc nước máy, xử lý nước giếng khoan mà công ty Tân Bình cung cấp.
Hệ thống xử lý này sử dụng các cột lọc nước chuyên dụng như cột lọc inox 304, cột composite hay cột nhựa PVC. Kết hợp cùng với một số loại vật liệu lọc nước như: than hoạt tính, cát thạch anh, cation, sỏi, cát thạch anh, hạt Mangan …. Trong đó hạt Mangan là vật liệu chính có tác dụng khử Mn2+ trong nước.
Hệ thống xử lý nước máy nhiễm mangan
Nước được hút từ giếng khoan vào cột lọc chứa hạt Mangan và các loại vật liệu lọc bao gồm, cát, than, sỏi… tại đây xảy ra phản ứng hấp thụ các ion Mn2+ nhờ lớp vật liệu Mangan(OH)4 và phản ứng oxy hoá theo phương trình:
Mn(OH)4 + Mn(OH)2 = 2Mn(OH)3
4Mn(OH)3 + O2 + 2H2O = 4Mn(OH)4 4Fe2+ + 8OH- + O2 + 2H2O = 4Fe(OH)3
Lớp phủ Mn(OH)4 mới tạo thành lại tham gia vào phản ứng mới và cứ như vậy tạo ra một chu trình phản ứng lên tục. Fe(OH)3 được giữ lại nhờ lớp vật liệu xử lý trước khi xử lý nguồn nước được sử dụng.
Sau khi qua hệ thống xử lý nước máy nhiễm mangan đầu nguồn, nhờ loại bỏ được các cặn bẩn, tạp chất hữu cơ và clo dư, sắt và Mn nên nước rất trong, không mùi, không vị, an toàn cho bạn sử dụng cho sinh hoạt, bảo vệ đường ống dẫn nước, các thiết bị chứa nước và máy giặt của gia đình bạn.
Để được tư vấn cụ thể lắp đặt hệ thống lọc nước nhiễm Mangan trong nước máy và nước giếng khoan, mọi chi tiết xin liên hệ 0938317443.
Cát Mangan là loại quặng có khối lượng nhẹ được phủ bằng một lớp vỏ bọc bên ngoài, thành phần hóa học cơ bản là Mn(OH)4, hoặc KMnO4. Đây là vật liệu...