Người dân xung quanh Phân khu KCN Formosa (xã Hiệp Phước, H. Nhơn Trạch, Đồng Nai) phải sống trong cảnh nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nghiêm trọng, người dân phải mua nước bình về sử dụng. Hiện, cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đang điều tra, làm rõ sự việc này
Phải mua nước bình về uống
Chị Nguyễn Thị Hoa (47 tuổi, ngụ ấp 5, xã Hiệp Phước) nói: “Tôi sống từ hồi nhỏ tới giờ nên biết, nguồn nước ở khu vực này rất mát và ngọt. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, thì nước bị bốc mùi hôi thối không thể dùng được. Chúng tôi phải bỏ giếng cũ, khoan giếng mới sâu cả trăm thước thì nước nhưng chỉ để tắm giặt, còn nước uống phải mua nước bình về sử dụng. Mỗi tháng hết gần 20 bình nước loại 20 lít”. Tương tự, chị Lê Thị Lương (40 tuổi, ngụ ấp 5, xã Hiệp Phước) cho biết: “Em mới chuyển về đây ở khoảng ba năm. Vào thời điểm này tắm bằng nước khoan thì thấy ngứa. Vợ chồng em phải mua hệ thống xử lý nước trị giá 4 triệu đồng để lọc mới hết ngứa, nhưng nước vẫn đóng váng ố màu vàng, phải mua nước bình về uống”.
Trước thực trạng mạch nước ngầm bị ô nhiễm, phía Formosa Đồng Nai đã kéo nước máy miễn phí về cho một số hộ dân sử dụng. Chị Nguyễn Thị Hạnh (42 tuổi, ngụ ấp 5, xã Hiệp Phước) cho biết: “Nước bị hôi khoảng 5-6 năm nay. Formosa kéo nước máy tới nhiều nơi, nhưng khu vực ấp 5 lại chưa được kéo nước máy tới”.
Ông Võ Tái Hưng, Bí thư Đảng ủy xã Hiệp Phước (H.Nhơn Trạch) cho biết: “Những hộ dân ấp 4, ấp 5, xã Hiệp Phước chỉ nằm cách phân khu của Formosa vài trăm mét đang bị ô nhiễm nguồn nước ngầm. Do nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nên người dân không dám sử dụng vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ có một số hộ được cung cấp nước máy còn lại buộc phải mua nước bình về để ăn uống, sinh hoạt”
Nước ngầm bị ô nhiễm nặng cũng làm cây trồng chết dần. Anh Lê Bá Thành (ngụ ấp 5, xã Hiệp Phước) cho biết: “Khoảng 20 cây cau của gia đình tôi đang chết dần, một số cây khác cũng đang tiếp tục héo lá”. Theo nhiều người dân, nguyên nhân cây cối chết do khói bụi và nước ngầm bị ô nhiễm. Theo lãnh đạo xã Hiệp Phước, Phân khu của Formosa sản xuất sợi, bên trong còn có các nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá, cung cấp nguồn điện của toàn bộ khu vực. “Do đó, bụi than đá ngày đêm làm hư hại nhiều mái tôn, cây trồng của người dân ngay ngã tư Hiệp Phước. Ngoài ra, tại xã Phú Hội, Phước Thiền (H.Nhơn Trạch) cũng gặp tình trạng tương tự. Chúng tôi cũng kiến nghị cần có những quy định chặt chẽ hơn về quản lý khí thải”, ông Hưng nói.
Kiểm soát cả khí thải
Tại cuộc họp báo, ông Võ Văn Chánh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cũng cho biết thêm Formosa thuê đất của Tổng công ty Tín Nghĩa với diện tích 300ha (thời hạn 50 năm) từ năm 2001 để đầu tư xây dựng hạ tầng. Trong đó, Formosa sử dụng 158 ha, số còn lại thì cho các doanh nghiệp thuê lại. Phân khu KCN Formosa có 5 nhà máy xử lý nước thải tập trung với khối lượng 14.800m3 /ngày/đêm đều được đầu lắp đặt hệ thống quan trắc tự động. “Trường hợp nước hải vượt chuẩn thì trên hệ thống lập tức lấy mẫu tự động (lưu trực tiếp vào lọ), đồng thời báo về cho Sở TN-MT. Khí thải cũng vậy, được cơ quan chức năng kể cả Bộ TN-MT thường xuyên kiểm tra… Nên chúng tôi chưa phát hiện sai phạm gì ở đây”, ông Chánh phát biểu.
Trước thực trạng ô nhiễm xung quanh Phân khu KCN Formosa mà một số PV nêu tại cuộc họp, ông Chánh cho biết sẽ chỉ đạo Sở TN-MT và Sở NN-PTNT tổ chức đi kiểm tra những phản ánh của người dân.
Nguồn: www.thanhnien.vn
Người dân ở ấp 1B, xã Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh) cho biết dù nhiều năm nay nằm cạnh đường ống nước sạch của thành phố nhưng người dân phải sử...
Hiện nay phần lớn nguồn nước dùng trong sinh hoạt của các hộ gia đình ở nông thôn chủ yếu lấy từ nước giếng khoan, nước sông. Còn ở các đô thị lớn,...
TP đang chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự lan truyền ô nhiễm nguồn nước từ khu vực thượng nguồn đổ xuống dọc các tuyến sông chính: sông Đồng Nai, sông...
Người dân huyện Thống Nhất, Đồng Nai phải sống trong môi trường ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi heo từ các trang trại. Nguồn nước ngầm sinh hoạt của họ...
Trả lời cho câu hỏi: 'Nước tinh khiết có tốt cho sức khỏe ? ' – PGS. Trần Hồng Côn, Khoa Hóa, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà...
Kết quả giám sát chất lượng nước 6 tháng đầu năm 2016 ở 24 quận huyện ở TPHCM cho thấy, có hơn 5% số mẫu nước ở các chung cư không đạt chỉ tiêu vi...